Chính trị Ghana

Bài chi tiết: Chính trị Ghana
Tòa án tối cao Ghana, ở AccraQuốc khánh lần thứ 50 của Ghana

Theo Bảng xếp hạng Chỉ số thất bại của nhà nước năm 2009, Ghana đứng ở vị trí thứ 124 trên thế giới và đứng áp chót trong số các nước châu Phi, trước Mauritius, dựa theo các số liệu từ năm 2006.[11] Ghana cũng xếp thứ 7 trong số 48 nước vùng hạ Sahara vào năm 2008 theo chỉ số Ibrahim, phản ánh sự thành công của các chính sách chính phủ đối với dân chúng.[12]

Chính phủ

Nền dân chủ nghị viện của Ghana được xác lập vào năm 1957, xen kẽ bởi các chính phủ quân sự và dân sự. Tháng 1 năm 1993, chính quyền quân đội đã dọn đường cho sự ra đời của nền cộng hòa thứ 4 sau cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống vào cuối năm 1992. Hiến pháp năm 1992 thiết lập cơ cấu quyền lực bao gồm tổng thống, nghị viện, nội các, hội đồng nhà nước và một hệ thống toà án độc lập. Chính phủ được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, tuy nhiên cơ quan lập pháp của Ghana được cơ cấu không theo tỉ lệ, một số tỉnh có dân số ít lại có số đại biểu nhiều hơn các tỉnh có dân số đồng hơn.[13]

Hệ thống tòa án

Hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh, tiền lệ án, và hiến pháp năm 1992. Hệ thống cấp bậc toà án bao gồm Toà án tối cao Ghana, Toà án cấp phúc thẩm, và Tòa án tư pháp. Các thiết chế tư pháp ngoài toà án là các Toà án công cộng. Từ khi giành độc lập cho đến nền cộng hòa thứ 4, các Toà án đã và đang duy trì được tính độc lập tương đối.[13]

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan

Chính trị

Các đảng phái chính trị được hoạt động hợp pháp từ giữa năm 1992 sau 10 năm bị gián đoạn. Nền cộng hòa thứ 4 xuất hiện rất nhiều đảng phái khác nhau, bao gồm Đảng Đại hội quốc gia dân chủ (đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện vào các năm 1992, 1996 và 2008) và Đảng Những người ái quốc mới, đảng đối lập đã giành chiến thắng trong các năm 2000 và 2004; Đảng Hội nghị quốc gia nhân dân và Đảng Hội nghị nhân dân, do Kwame Nkrumah sáng lập.[13]

Ngoại giao

Từ khi giành độc lập, Ghana luôn ủng hộ xu hướng không liên kết và chủ nghĩa Pan-Africanism gắn liền với tên tuổi của vị tổng thống đầu tiên, TS. Kwame Nkrumah. Ghana ưu tiên các quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực về chính trị cũng như kinh tế, đồng thời cũng là một thành viên tích cực của Liên hợp quốcLiên minh châu Phi.[cần dẫn nguồn]

Ghana thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, coi trọng quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản để tranh thủ vốn, kỹ thuật. Ghana nhận được sự trợ giúp của Mỹ trong khuôn khổ chương trình "đào tạo các chuyên gia quân sự nước ngoài" (IMET), chương trình "trợ giúp trong việc huấn luyện tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại châu Phi" (ACOTA).

Nhiều chính trị gia và nhà ngoại giao Ghana đang làm việc tại các tổ chức quốc tế, trong số đó phải kể đến cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, thẩm phán Tòa án hình sự quốc tế Akua Kuenyehia và cựu tổng thống Jerry Rawlings, đang là chủ tịch của Cộng đồng kinh tế Tây Phi.[13]

Ghana hiện là thành viên tích cực của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: WTO, Phong trào không liên kết (NAM), Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghana http://geography.about.com/library/cia/blcghana.ht... http://www.aluworks.com/site/index.php?option=com_... http://www.britannica.com/nations/Ghana http://www.cnn.com/2009/WORLD/africa/07/10/ghana.o... http://www.foreignpolicy.com/images/090624_2009_fi... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761570799/Ghan... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761570799_2/Gh... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761570799_5/Gh... http://www.rigzone.com/news/article.asp?a_id=57319 http://www.sportikaghana.com